Đặc điểm địa lý

Đặc điểm địa lý cơ bản các vùng dự án Thiện Chí triển khai hoạt động. Dữ liệu

  Đức Linh Tánh Linh Hàm Thuận Nam
Diện tích 53,091 ha 76,399ha 105,178 ha
Dân số 133,587 106,393 105,183
Tỉ lệ dân tộc thiểu số 3% 14.6% 4.1%
Nhóm dân tộc K’ho, Châu Ro Tay, Thai, Muong, Nung,Gia rai, E de, K’ho, Cham, Chơ Ro, Dao, Raglai, Xtieng Raglai, Cham, K’ho  
Kinh tế nông nghiệp 75% 81% 75%
Các ngành kinh tế khác 25% (làm gạch,xây dựng, buôn bán nhỏ ) 19% (làm gạch, xây dựng, buôn bán nhỏ) 25% (đánh bắt thủy sản, làm gạch)
Tổng số xã/ số xã được Thiện Chí hỗ trợ 13 / 11 14 / 14 13 / 13
Bình quân thu nhập của người dân trong huyện/ thu nhập người dân nghèo 3,450,000 VND (USD $149) /
495,000 VND (USD $21) 
3,389,000 VND (USD $146) /
480,000 VND (USD $21) 
3,650,000 VND (USD $157) / 515,000 VND (USD $22) 
Tỉ lệ hộ dân hiện dùng nước sạch 0% 1.5% 5%

Huyện Tánh Linh

Tánh Linh là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận gồm có 14 xã. Tổng diện tích là 21.193 hécta. Cư dân phần lớn là những người nhập cư từ những vùng khác ở Việt Nam. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc, và ráp giới với tỉnh Đồng Nai. Hai thập kỷ qua, đây là vùng rừng rậm mưa nhiệt đới. Dân số hiện nay vào khoảng 100.000 người.

Nguồn tài nguyên chính của vùng này gồm: lúa, cây ăn trái, rừng. Bình quân thu nhập hàng năm của nguời dân vào khoảng 200 đô la Mỹ, duới mức bình quân quốc gia (440 đô la Mỹ năm 2002).

Nguyên nhân của sự nghèo nàn là do: thiếu vốn, thiếu đất canh tác, kỹ thuật lạc hậu, cách xa thành thị. Như thường lệ, người dân phải tìm vay bên ngoài với lãi suất từ 10% trở lên. Khi có nhu cầu bức thiết để mua giống, phân bón, dụng cụ cày bừa vv.. thì việc vay mượn rất khó khăn ngay cả vay bên ngoài với lãi xuất cao.

Tác động của sự nghèo nàn này trong việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục là tai hại. Ít gia đình có hố xí, nước bị ô nhiễm và tiêu chuẩn vệ sinh thiếu thốn. Một cuộc khảo sát do trung tâm Thiện Chí và Phòng Y tế huyện thực hiện cho thấy 90% dân chúng bị nhiễm giun: tình trạng này đã được cải thiện kể từ đó. Người dân bây giờ ít bị sốt rét và sốt xuất huyết. Một phần tư trẻ em không được học qua trung học mặc dù gia đình rất nhiệt tình trong vấn đề giáo dục, nhất là người dân xứ Bắc.

Ủy Ban Nhân Dân và Hội Phụ nữ rất có năng lực và tích cực, ngoại trừ một số xã: đó là nhân tố chủ yếu của sự thành công để hoạt động ở Việt Nam. Tất cả chương trình được thực hiện tại Tánh Linh đều nhận được sự đón nhận và ủng hộ của cộng đồng nơi đây.

Huyện Đức Linh

Đức Linh là một huyện thuộc tỉnh Bình Thuận gồm có11 xã. Tổng diện tích là 49.114 hécta, trong đó đất nông nghiệp chiếm 11.288 hécta. Cư dân phần lớn là những người nhập cư từ những vùng nghèo nhất ở Việt Nam. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 150km về phía Bắc, và giáp ranh với tỉnh Đồng Nai.

Hai thập kỷ qua, đây là vùng rừng rậm mưa nhiệt đới. Dân số hiện nay là 140.000. Trước đây dân số tăng nhanh nhưng nay đã giảm bớt nhờ vào những nỗ lực của chính phủ trong việc kế họach hóa gia đình. Nguồn tài nguyên chính của vùng này gồm : lúa, cây ăn trái, chăn nuôi, đánh bắt cá đối với người dân sinh sống gần sông La Ngà. Bình quân thu nhập hàng năm của nguời dân vào khoảng 250 đô la Mỹ, duới mức bình quân quốc gia (440 đô la Mỹ năm 2002).

Nguyên nhân của sự nghèo nàn là do : thiếu vốn, thiếu đất canh tác, kỹ thuật lạc hậu, cách xa thành thị. Mặc dù dễ tiếp cận hơn với ngân hàng tín dụng, nhưng nhiều hộ cũng phải vay bên ngoài với lãi suất từ 10% trở lên. Khi có nhu cầu bức thiết để mua giống, phân bón, lưới đánhcá, dụng cụ cày bừa vv.. thì việc vay mượn rất khó khăn ngay cả vay bên ngoài. Tác động của sự nghèo nàn này trong việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục là tai hại. Ít gia đình có hố xí, nước bị ô nhiễm và tiêuchuẩn vệ sinh thì kém cỏi .

Một cuộc khảo sát do trung tâm Thiện Chí và Phòng Y tế huyện thực hiện cho thấy 90% dân chúng bị nhiễm giun: và tình trạng đã được cải thiện kể từ đó. Người dân bây giờ ít bị sốt rét và sốt xuất huyết. Một phần tư trẻ em không tiếp tục học qua trung học cơ sở mặc dù người dân rất nhiệt tình trong vấn đề giáo dục, nhất là người dân Bắc. Ủy Ban Nhân Dân và Hội Phụ nữ có năng lực và tích cực, ngoại trừ 1-2 xã: đó là nhân tố chủ yếu của sự thành công để họat động ở Việt Nam. Hiện này, các chương trình Thiện Chí đang thực hiện ở Đức Linh rất hiệu quả và được chính quyền cũng như cộng đồng nơi đây công nhận.

Huyện Hàm Thuận Nam

Hàm Thuận Nam là một huyện có thể xem là nghèo nhất ở tỉnh Bình Thuận, ngoại trừ một số xã dọc theo biển. Có vài xã nơi người dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở đoạn cuối đường đồi và qua sông suối.

Tổng dân số là 93.000 người trong đó 10% là rất nghèo sau đợt khảo sát mới đây của chính phủ. Thu nhập bình quân năm là 271 đô la Mỹ, phân nửa của bình quân quốc gia. Đây là một vùng nông nghiệp, 97% là nông dân.

Ở bậc tiểu học có 11.431 học sinh và 635 giáo viên. Khoảng 30% nghỉ học trước cuối lớp 10, và chắc chắn các em này ít có hy vọng vượt lên trên ngưỡng nghèo khó.

Vệ sinh ở trường học thì tối thiểu: dưới 1/5 trường có hố xí, 10% có giếng nước. Chỉ có 15% hộ gia đình có bình lọc nước. Đa số người bị nhiễm giun. Vùng này vẫn còn bệnh sốt rét, và 10% hộ gia đình không có mùng ngủ.

Không có một tổ chức NGO nào khác hoạt động trong vùng theo xác nhận của nhân viên khảo sát. Thiện Chí tin tưởng là những thông tin thu thập được đều rất chất lượng bởi vì ba trong số nhân viên kỳ cựu đã làm việc ở huyện trước đây (1993-1996) đều đến từ thành phố của tỉnh Bình Thuận chỉ cách 30 km. Vì những lý do trên, trung tâm Thiện Chí đã quyết định chọn vùng này để thực hiện các chương trình giúp đỡ công đồng nghèo và giúp họ nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cũng như tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo khó có điều kiện tiếp tục cấp sách đến trường. Trong năm học 2010 – 2011, trung tâm Thiện Chí đã trao 720 xuất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành thích học tập tốt.

Tỉnh Bình Thuận

Tại sao chúng tôi chọn tỉnh Bình Thuận?

Thiện Chí hiện nay hoạt động tại 3 huyện nông thôn nghèo thuộc tỉnh Bình Thuận. Vào năm 1993, Chính quyền địa phương  (CQĐP) tỉnh Bình Thuận nhiệt tình kêu gọi các tổ chức NGO hoạt động tại địa phương – Có được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía CQĐP chính là một trong những động lực to lớn thúc đẩy chúng tôi triển khai các dự án tại vùng.  Các thành viên chủ chốt của trung tâm Thiện Chí hiện tại đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tạo được niềm tin đối với CQĐP và người dân nơi đây.

Với tỷ lệ người nghèo và người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tương đối cao tại Bình Thuận, trong khi họ lại hạn chế tiếp cận nhiều nguồn lực hỗ trợ để giải quyết nhu cầu địa phương. Là một đối tác với CQĐP, Thiện Chí đã đề xuất nhiều chương trình hỗ trợ nhằm hướng đến một tương lai tốt hơn cho người dân của tổng 38 xã trên địa bàn 3 huyện.