Link for RMIT university: https://www.youtube.com/watch?v=BPjj92g0m_Y
Bamboo bike Ho Chi Minh tour: https://www.youtube.com/watch?v=zQYOkd4jqZ0
Hau Gian Bamboo bike tour:
Link for RMIT university: https://www.youtube.com/watch?v=BPjj92g0m_Y
Bamboo bike Ho Chi Minh tour: https://www.youtube.com/watch?v=zQYOkd4jqZ0
Hau Gian Bamboo bike tour:
Link for video introduce process: https://www.youtube.com/watch?v=p5tz0iEK3mw&t=96s
Videos for the effect of our loan:
This amazing bikes were designed to help riders move faster, and keep better health for far distance, also friendly with environment.
NHỮNG NỤ CƯỜI MANG LẠI Ý NGHĨA
Là một gia đình trẻ, mới tách ra ở riêng để lập nghiệp, không có ruộng rẫy và sống bằng nghề bán sức lao động, đi làm thuê, ai kêu gì làm nấy. Thu nhập chỉ đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày. Đó là gia đình anh Nguyễn Văn Toàn và chị Phạm Thị Kim Loan (tổ 2 – khu phố 6 – thị trấn Đức Tài – Đức Linh).
Thăm gia đình anh chị sau đợt khám mắt chuyên khoa đợt tháng 3 vừa qua. Anh tiếp đón chúng tôi với nụ cười niềm nở, có lẽ không còn xa lạ với hình ảnh nhân viên của Trung tâm Thiện Chí, vì mới cách đây chưa lâu, đã thực hiện khảo sát hoàn cảnh để xét hỗ trợ kinh phí khám mắt chuyên khoa và tiền cắt kính cho em Nguyễn Thế Quang (học sinh lớp 2C – trường TH Đức Tài 1 – con trai thứ 2 của anh chị). Anh nói, với hoàn cảnh của mình, thì không biết đến khi nào mới có cơ hội để đưa con đi đo khám mắt nếu không có chương trình khám mắt này. Nói về hoàn cảnh của mình, anh chỉ cho tôi căn nhà của anh – một căn nhà cấp 4 xây bằng gạch chưa tô, căn bếp trật hẹp được dựng tạm bằng miếng tôn sau nhà khói bốc lên nghi ngút, anh mới đi phụ hồ về, người nhem nhuốc sau một ngày vất vả, mặc dù lúc này trời đã nhã nhem tối nhưng chị Loan vẫn chưa đi làm cho người ta về. Cuộc sống của gia đình khó khăn, chật vật, khi tât cả nguồn sống đều phụ thuộc vào sức lao động hai vợ chồng, khi không có ruộng rẫy để canh tác.
Sau đợt kiểm tra mắt sơ bộ tháng 1/2016 của Trung tâm Thiện Chí kết hợp với nhà trường tỏ chức, em Quang nằm trong danh sách khám sàng lọc đợt 2 vì mắt trái 5/10 (mắt phải bình thường), “con nó có về nói là thầy cô nói mắt con kém nhưng vì chưa thấy biểu hiện gì đáng ngờ nên tụi để yên, không để ý…” anh Toàn nói. Nhưng sau đó khám sàng lọc, mắt con vẫn là 5/10, và được nhà trường mời lên để trình bày rõ hơn về tình trạng mắt của con. Anh Toàn vẫn còn phân vân, vì anh cứ nghĩ, mắt có vấn đề phải là không nhìn thấy hoặc kêu đau, đằng này “nó vẫn xem tivi và học bài bình thường” nên anh chưa cảm nhận dược mức độ nghiêm trọng của nó. Sau khi kể lại cho vợ của mình về tình trạng mắt của con, chị Loan lo lắng lắm, định đợi tháng sau gom ít tiền rồi mang lên tiệm kính để cắt cho đỡ tốn kém. Nhưng ngay lúc ấy, trong người không có đồng tiền nào, cái dự định này đành gác lại… anh Toàn tâm sự.
Nhân viên Trung tâm Thiện chí tìm đến tận gia đình và thuyết phục gia đình đưa em đi khám tại bệnh viện mắt Điện Biên Phủ, anh định từ chối vì lý do kinh phí không có. Nhưng dự án đã khảo sát và đề nghị xem xét hoàn cảnh để hỗ trợ kinh phí gồm tiền xe, tiền khám và tiền kính để em Quang được điều trị mứt kịp thời.
Hôm nay, nhận được kính mới với màu đen tuyền do em tự chọn màu theo yêu thích, Quang đã không còn nheo mắt để cố gắng đọc trang giấy khi học bài, em cười rạng rỡ khoe điều ấy với đứa em út còn chưa biết đọc. Anh Toàn cũng vui lây và như trút được một gánh nặng về vấn đề mắt của con. Anh nói “tài thật, thế mà các thầy cô vẫn biết mắt nó có vấn đề, chứ đợi đến nó nặng chắc mù luôn tui mới biết kìa”. Có chứng kiến cái nụ cười lúc ấy của anh, tôi mới thấu hiểu hết ý nghĩa mà chương trình này mang tới. Sau mỗi đợt kiểm tra mắt là lại giúp cho rất nhiều em học sinh phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tật khúc xạ về mắt. Giúp việc học của các em được thuận lợi hơn!
Mọi mệt nhọc và sự cố gắng của tất cả mọi người đều được đáp trả xứng đáng bằng cảm giác ý nghĩa ấy…
Tháng 04/2016
Ghi nhận: Bảo Trường – nhóm y tế. TT Thiện Chí
Chương trình này hỗ trợ tập huấn với nhiều chủ đề khác nhau như hỗ trợ tẩm mùng chống muỗi vào đầu mùa mưa để phòng bệnh sốt rét và sốt xuất huyết thuốc diệt giun cho học sinh và các trung tâm ý tế huyện, xã, thưởng và khuyến khích các hộ làm nhà vệ sinh, lắp đặt biogas, đào giếng.
Ngoài ra Thiện Chí cùng phối hợp với UBND các huyện tích cực hưởng ứng phong trào ngày 31- 5 (Ngày thế giới không hút thuốc lá) hàng năm.
Chúng tôi đang cần kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm cho một số dự án cấp thiết như sau:
Học bổng cho Học sinh nghèo vượt khó học tốt
Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái
Tập huấn kỹ thuật nông nghiệp bền vững
Mở rộng nhà máy xử lý rác thải
Hố xí hợp vệ sinh cho trường học và hộ gia đình khó khăn
Tập huấn về vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
Khám mắt cho học sinh tiểu học
Giáo dục hòa nhập và Hộp học tập cồng đồng cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
Hệ thống xử lý nước phèn
Tiếp sức đến trường – Câu chuyện của em Trần Văn Toản, lớp 5A trường Tiểu học Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam….
Chúng tôi đến nhà em Trần Văn Toản lớp 5A, trường TH Mương Mán nhân chuyến vãng gia cùng anh Hải – thành viên hội khuyến học xã Mương Mán để tiến hành khảo sát chọn hộ nhận học bổng trong một buổi trưa trời nắng gắt. Hỏi thăm đường mãi chúng tôi mới tìm được nhà em nằm sâu hun hút trong tận cuối xóm. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là cái lều tranh xiu quẹo dựng tạm bợ mà theo tôi nó có thể đổ bất cứ lúc nào nếu có cơn gió mạnh thổi qua. Chạy ra chào đón chúng tôi là một cậu bé cao gầy với gương mặt rất sáng, và nụ cười tươi. Anh Hải kể chúng tôi rằng cha em bị tâm thần, lúc tỉnh lúc ngây, chẳng làm ăn được gì cả. Em trai của Toản đang theo học lớp 3 bị suy dinh dưỡng nặng. Mọi gánh nặng gia đình đổ lên vai mẹ em – người phụ nữ nhỏ nhắn phải vất vả đi làm thuê kiếm tiền nuôi cả gia đình. Đồng lương làm thuê của mẹ em cũng thất thường không ổn định. Nhiều khi gia cảnh túng quẫn cũng nghĩ đến chuyện cho em nghỉ học nhưng em khóc nằng nặc: “Con muốn được tiếp tục đi học, xin mẹ đừng cho con nghỉ mà”. Khi được hỏi rằng: “Nếu ai đó cho con chị một suất học bổng, chị có tiếp tục cho nó đi học không?. Mẹ em trả lời: “ Thực lòng tôi cũng muốn cho mấy đứa nhỏ ăn học đến nơi đến chốn lắm, nhiều lúc túng quá nên nói là cho nghỉ vậy thôi, chứ tôi cũng sẽ cố gắng làm kiếm tiền cho tụi nó ăn học chứ cô”. Còn Toản thì vui lắm: “ Dạ có ạ, con sẽ cố gắng học thật giỏi, để sau này con sẽ trở thành thầy giáo”. Em vội tìm cuốn tập toán đầy ắp những điểm 10 khoe chúng tôi.
Mọi người trong nhóm chúng tôi bàn bạc với nhau và quyết định chọn hộ em Toản vào
danh sách trao học bổng trong năm học mới 2015 -2016 này. Nụ cười và sự ham học của em xua tan cái mệt nhọc vì nắng nóng trong chúng tôi. Đây cũng là động lực khuyến khích chúng tôi tích cực tìm kiếm thêm nguồn tài trợ cho chương trình này.
Niềm vui đến trường _ Câu chuyện của em Lê Thị Lặc, lớp 5A3, trường tiểu học Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam
Hai mẹ con em sống trong một ngôi nhà nhỏ ven biển. Em không có cha. Hàng ngày, mẹ em phải dậy từ 3 – 4 giờ sáng đi ra biển mua cá, và sau đó mang cá ra chợ bán. Công việc của mẹ khá bấp bênh với thu nhập không ổn định chỉ từ 50 – 80 nghìn/ngày, và phụ thuộc vào từng mùa cá.
Ngay từ ngày đầu tiên đến trường, em phải tự đi một mình. Nhà em cách trường gần 6km. Ngày nào có tiền thì mẹ cho em 20 nghìn vừa đi xe bus, vừa ăn sáng. Ngày nào mẹ không có tiền thì em phải đi bộ hoặc đi nhờ xe của các anh, chị khác. Chi phí đi xe bus mỗi ngày là 12,000 đồng. Số tiền còn lại em dùng để mua đồ ăn sáng.
Khi chúng tôi đến khảo sát thông tin gia đình em, với đôi mắt buồn, Lặc nói: “Em mong có một chiếc xe đạp để đi học như các bạn của em và có thể tiết kiệm tiền đi xe bus nhưng mẹ em không có đủ tiền”.
Và hôm nay, mong ước của em đã trở thành hiện thực. Khi nhận chiếc xe đạp mới từ chúng tôi, Lặc nở một nụ cười thật tươi và hạnh phúc nhìn, ngắm chiếc xe của mình một cách chăm chú. Em tự hào nói “thích quá, từ nay em cũng có xe đạp mới rồi”. Mẹ em cũng rất xúc động, bày tỏ lòng cảm ơn các nhà tài trợ đã giúp cho ước mơ của Lặc trở thành hiện thực. Suốt thời gian nhận xe, cô ấy liên tục nói lời cảm ơn đến chúng tôi và nhắc nhở Lặc phải học tập thật tốt để không phụ tấm lòng của mọi người. Niềm vui của Lặc cũng là niềm vui của tất cả chúng tôi. Mong rằng chiếc xe đạp sẽ rút ngắn quãng đường đến trường của Lặc và mỗi ngày đến trường của em sẽ là một niềm vui./.
2014: Hỗ trợ phát triển kinh tế, cải thiện sức khỏe cho các phụ nữ đơn thân với tổng số tiền VND 77,694,000
2015: Hỗ trợ hộ Hồ Văn Dũng bị tai nạn bỏng xăng với tổng số tiền VND 11,000,000
Bên cạnh đó , Sharing International cũng hỗ trợ suất học bổng tại KOTO Foundation cho em Nguyễn Văn Trí (con trai lớn của chị Nguyễn Thị Ngọc Anh – phụ nữ đơn thân nghèo tại Hàm Thuận Nam).